Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

Xã Cô Ngân, nằm ở phía Tây Nam thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 15 km, với tổng diện tích tự nhiên là 3.049,80ha. Trong đó đất nông nghiệp 2.898,29; đất lâm nghiệp 2.491,36ha; Đất nuôi trồng thủy sản 4,17 ha; Đất phi nông nghiệp 125,05 ha; Đất chưa sử dụng 26,47 ha. Xã có nhiều đồi núi nên tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc - xây dựng mô hình kinh tế Nông Lâm kết hợp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4. Do đặc thù là một xã vùng cao chủ yếu là núi đá nên không hình thành hệ thống thủy văn rõ rệt mà chỉ có một suối chính chảy qua 5 xóm bản: Bản Nha, Bản Luông, Lũng Mòn, Bản Khúa, Bản Thưn. Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã thưa thớt, phân bố không đều.

Nguồn nước tự nhiên rất khan hiếm, tầng nước mặt rất ít, chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa nên khả năng đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, về cơ bản chỉ đáp ứng vào mùa mưa, mùa khô sông suối thường cạn, khai thác hạn chế.

Xã có 8 xóm hành chính với tổng 393 hộ với 1659 nhân khẩu, bao gồm 02 dân tộc cùng sinh sống:  260/393 hộ tày (66%), Nùng 133/393 hộ (34%).

Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gia cầm, hiện nay đã có bước phát triển chuyển đổi con giống mới áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, bên cạnh đó việc tiêm phòng còn hạn chế nên gia súc gia cầm thường bị dịch bệnh do bà con chưa tiêm phòng kịp thời.

anh tin bai

Cơ sở hạ tầng của xã: Thực hiện các chương trình dự án của Chính phủ đốì với xã đặc biệt khó khăn về đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn xã bằng các nguồn vốn như 135, 30a, cơ bản bộ mặt của xã đã đổi thay như đường giao thông, trường học, trạm y tế, đã được đầu tư. Các hộ được dùng nước sinh hoạt tính đến nay có trên 377 hộ chiếm 96 %. Các tuyến mương đã được đầu tư xây dựng.

Trạm y tế xã đã được đầu tư xây mới, hiện nay trạm y tế xã có 4cán bộ (3cán bộ y si; 1 nữ hộ sinh; 1 điều dưỡng; 8 y tế thôn bản). Trên địa bàn xă có 02 trường: 01 trường cấp I, II ; Trường mầm non có 01 trường chính.

Tình hình xã hội: Toàn xã có 142/393 hộ nghèo chiếm 37,87%, các tệ nạn xã hội cơ bản được ổn định, các hủ tục lạc hậu vẫn còn việc thách cưới, ma chay…

-         Những thuận lợi và khó khăn:

+  Thuận lợi: Có chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với xã đặc biệt khó khăn, cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành các cấp quan tâm chỉ đạo giúp đỡ. Trên địa bàn xã có hai dân tộc Tày, Nùng đoàn kết cùng sinh sống tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với phát triển sản xuất, có các thung lũng, vùng đất sản xuất tương đối bằng, giao thông đi lại khá thuận tiện có trục đường đi qua các làng từ đầu xã đến cuối xã, có đường mòn, lỗi mở thông với nước Trung Quốc tạo thuận lợi cho bà con giao lưu trao đổi hàng hoá, trình độ dân trí khá đồng đều mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học vào sản xuất và có sự hô trợ của các chương trình như sản xuất, vay vốn ngân hàng làm ăn, 95% số hộ có điện thắp sáng, các thông tin nghe nhìn đã được đảm bảo nâng cao đời sống tinh thần cho bà con.

+ Khó khăn: Do địa hình xã chủ yếu là đồi núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển cộng với thời tiết diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng đến công tác sản xuất, đường giao thông đi lại khó khăn làm khó cho nhân dân trong việc phát triển kinh tế xã hội, mặc dù được nhà nước đầu tư qua các chương trình 120,135, 134 và chương trình xây dựng Nông thôn mới nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống dân sinh. Mặt khác trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến tầm nhìn nhận thức còn hạn chế, các mặt hàng nông sản của nông dân làm ra khó tìm ra nơi tiêu thụ chưa trở thành hàng hóa. 

Tin mới


Đăng nhập